Mỗi người đều có mong muốn thành công của riêng mình. Có người chí hướng rõ ràng, có người định hình được và đang tìm kiếm, có người lạc lõng phó mặc cho dòng đời xô đẩy,… và bạn là người như thế nào?
Giàu có (về tài chính) là điều tôi mong muốn, tôi muốn giàu, muốn mình thành công, tôi khát khao làm được trong thời gian nhanh hơn nữa. Tôi hi vọng, tốc độ giàu có của tôi sẽ nhanh hơn tốc độ già đi của ba mẹ, sẽ nhanh hơn tốc độ trưởng thành của những đứa con tương lai. Tôi cũng hi vọng, tốc độ ấy sẽ nhanh hơn nữa. Nhanh hơn trước khi tôi gặp được cô gái của đời mình.
Còn bạn, mong ước, khao khát, động lực to lớn nào đang thôi thúc bạn đến với con đường làm giàu?
- Trạng Thái: Đang hoàn thành
- Nội dung: Tài chính, làm giàu, sống tốt
- Nhận định: Bài viết chắt lọc, kết hợp với kinh nghiệm cá nhân
- Đề nghị: Sẽ tốt nhất nếu có sự hồi đáp và thảo luận từ bạn, một người ham học hỏi.
Tôi Muốn Giàu Và Cái Giá Tôi Phải Trả

Tôi Muốn Giàu Và Cái Giá Của Thành Công
Đầu tiên, bài viết này là tôi nói về vấn đề tài chính. Còn những vấn đề về giàu có khác nữa: trong tình cảm, sức khỏe, hay tinh thần… Và còn nhiều điều rất hay và hấp dẫn đang chờ đợi bạn cùng tôi nữa. Nếu muốn, cùng thảo luận trong những loạt bài viết mới.
Về cơ bản, tài chính mỗi người có 3 phần: kiếm tiền, xài tiền và giữ tiền. Muốn tài chính mạnh mẽ và tự do, chúng ta cần thực hiện tốt cả 3 phần. Khi đó, nó sẽ như hiệu ứng quả cầu tuyết. Khi một khối tuyết lăn từ trên cao xuống, nó làm cho tuyết tích tụ ngày càng nhiều hơn. Kích thước lớn hơn, tốc độ lại nhanh hơn.

IN – Thu nhập, OUT – Tiêu Tiền, PROCESS – Quản lý tiền của bản thân
Thu nhập từ thấp đến cao sẽ phụ thuộc vào bạn, kĩ năng hay kiến thức, trình độ mà bạn có được.
Xài tiền có hiệu quả hay không nó cũng phụ thuộc vào bạn.
Giữ tiền có tốt hay không cũng phụ thuộc vào bạn
Bạn nghĩ những điều tôi nói vô nghĩa quá phải không? Nhưng nó thật hiển nhiên và dễ hiểu. Cái giá phải trả cho thành công:
1. Kiếm tiền – Tăng Thu Nhập
Điều đơn giản đa số mọi người đều biết: Để đi được 10 ngàn bước, bạn cần thực hiện bước đầu tiên. Và bạn cũng có thể hiểu:

Tôi Muốn Giàu Và Cái Giá Của Thành Công – 1 Đô La Singapore. Ảnh: Worldofcoins.
Chúng ta hãy cố gắng để có những đồng tiền đầu tiên – Ý nghĩa thật sự là đồng tiền này tự do. Hay còn hiểu cách khác là, cuộc sống hiện tại của bạn sẽ không thay đổi nếu mất đồng tiền này. Đó có thể là những đồng tiền tiết kiệm, những đồng tiền quyên góp, cũng có thể là những đồng tiền bỏ quên – trong túi quần chẳng hạn….
Cách 1: Phát Triển Bản Thân
Tăng kĩ năng và trình độ cũng như kiến thức, cải thiện và tăng thu nhập. Đây là một phương pháp nền tảng. Nói ra thì, đây là một phương pháp đơn giản. Một phương pháp đầu tư có lãi suất cao và hiệu quả.
Dễ hiểu một chút, đây là công việc mà bạn đang làm, bạn muốn cải thiện kĩ năng của mình. Sau đó, bạn chứng minh và được thăng chức. Ở vị trí mới của công ty hay cơ quan, bạn nhận được mức lương mới.
Cũng có thể hiểu dưới góc độ, bạn là người chủ của một shop. Bạn học được kĩ năng và kiến thức mới. Áp dụng những điều đó vào shop của bạn. Với thời gian cũng như trước, doanh thu của shop tăng lên đáng kể.
Đó là sức mạnh của việc đầu tư vào bản thân. An toàn và ít rủi ro nhất.
Cách 2: Nhân Viên Của Riêng Bạn
Tăng thu nhập qua việc làm một nhân viên phục vụ cho chính bản thân mình – Nghĩa là tiết kiệm.
Nói ra thì, việc này có thể dễ cũng có thể khó.
- Bạn là người chủ, bạn có chán ghét nhân viên của mình?
- Bạn là người phục vụ bạn có muốn chăm sóc khách hàng thật tốt?
- Bạn là khách hàng, bạn trả bao nhiêu tiền cho nhân viên phục vụ này?
Ví dụ 1:
Bình thường mỗi tháng bạn đi giặt quần áo 4 lần ở tiệm giặt. Mỗi lần khoảng 50 ngàn, vị chi là 200 ngàn mỗi tháng.
Giả sử, 1 gói bột giặt nửa kí khoảng 25 ngàn và 1 gói nước xả 600ml khoảng 15 ngàn, 2 khối nước khoảng 15 ngàn. Chi phí là 25 + 15 +15 = 55 ngàn. Khoảng 55 ngàn mỗi tháng là chi phí vốn và 200 – 55 = 145 ngàn là lãi ròng.
Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Một công việc lãi gần gấp 3 và nó nằm trong tầm tay mình.
Ví dụ 2:
Mỗi ngày, bạn có 3 bữa ăn, một bữa 20 ngàn. Vậy một ngày khoảng 60 ngàn cho việc ăn bên ngoài.
Giả sử, 2 bó rau giá 15 ngàn, 150 gram thịt heo giá 26 ngàn, tàu hũ 2 miếng 4 ngàn. Tiền gạo, gia vị và nước khoảng 10 ngàn. Ba món: 1 cơm, 1 canh, 1 kho khoảng 55k. Mỗi tháng bạn kiếm được 5 x 30 = 150 ngàn. (Dĩ nhiên là ngày khác sẽ ăn món khác ^^, lặp lại sẽ không đủ dinh dưỡng.)
Vậy, với 2 công việc này, bạn kiếm được gần 300 ngàn mỗi tháng.
- Nếu bạn trắng tay thì việc đầu tiên của bạn là biến từ 0 thành 1. Sau đó 1 thành 2, và sau sau đó nữa.
- Song hành với đó, đầu tư cho bản thân. Đó là nền tảng để bạn có thể bật dậy nhanh chóng khi ngã một cú thật đau. Hoặc bạn có thể nhảy thật cao khi thấy chướng ngại vật hoặc vượt lên hẳn một tầng sống mới.
- Và bạn đang phục vụ cho chính mình. Vậy nên sản phẩm này bạn có hài lòng hay không là do bạn. Còn tiền lời thì vẫn vậy thôi.
Cách đơn giản và ít rủi ro nhất, nhưng cần sự kiên trì và bền bỉ. Sử dụng thời gian, sự chăm chỉ của bản thân để cải thiện tài chính hiện tại.
2. Giữ tiền – Quản lý tài chính
Thật ra, giữ tiền chính là quản lý đồng tiền hiện có – tổng số tiền mà mình đang sở hữu. Quản lý một cách hiệu quả là:
- Tiếp nhận dòng tiền thu nhập
- Xuất ra chi phí, dòng tiền cho việc xài tiền hợp lý.
- Vận chuyển hay điều hòa tâm của quả cầu tài chính: Sự ổn định, vững chải và mượt mà.
Bạn có về quản lý tài chính qua nhiều chiếc lọ? Một phương pháp quản lý cực hay từ ….. Mình dược nhiều người dạy và thấy điều đó trong quyển sách: Tư Duy Triệu Phú
3. Xài tiền – Nhân Lên Số Tiền Đang Có
Mỗi cơ hội đều có cái giá của nó. Nghĩa là cơ hội chỉ dành cho người có đủ điều kiện của nó.
Khi đó, bạn có quyền năng lựa chọn, trả bao nhiêu để tiếp nhận những cơ hội này. Khoan, chậm lại! Có gì đó chưa đúng lắm, bạn à. Sao bạn biết được nó là cơ hội, nó lừa đảo thì sao?
a. Điều này là cơ hội sao?
Câu hỏi này là câu hỏi khó, rất khó. Không ai trả lời chắc chắn hoàn toàn. Nhưng nó có một số yếu điểm, biết những điều này sẽ giúp bạn rất nhiều. Nó gia tăng phần trăm khả năng phát hiện một cơ hội tuyệt vời.
Trường hợp 1:
- Cái gì khó sẽ có ít người làm.
- Cái gì khó sẽ có phần thưởng lớn.
=> Nếu bạn làm và theo đuổi việc khó, phần thưởng dành cho bạn là rất lớn. Oh! Đó là một cơ hội tuyệt vời.
Trường hợp 2:
- Cơ hội không rõ ràng => Là một lời khuyên (nghĩa là không đáng giá)
- Cơ hội càng rõ ràng => Nhiều chứng minh, giá cao (nghĩa là nhiều người biết, phần thưởng dù lớn thì lợi nhuận chia cho bạn cũng sẽ thấp)
=> Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn biết được một cơ hội tuyệt vời trong rất nhiều cơ hội không rõ ràng? Có một phần thưởng lớn sẽ chia cho một nhóm ít người, trong đó có bạn.
Trường hợp 3:
- Cơ hội lớn cần khả năng lớn để tiếp nhận
- Ngược lại, cơ hội lớn sẽ trở thành nguy hiểm nếu khả năng yếu kém tiếp nhận
=> Đó là một phần của Bí mật may mắn.
Trường hợp 4:
- Kiến thức tỉ lệ thuận với nhận biết sự rõ ràng của cơ hội
- Kiến thức cần sự tìm tòi và thời gian: Kiến thức [A] = Tìm kiếm [A] x Thời gian (Công thức của KAI)
=> Tìm tòi, học hỏi càng nhiều thì kiến thức về lời khuyên, tin tức A càng lớn. Theo thời gian, sự thông thái của bạn tăng lên. Nhiều cơ hội tự nhiên xuất hiện trước mặt bạn. Một cơ hội tuyệt vời nào đó đang hiện rõ ra trong tâm trí của bạn.
Em có biết: Search = Tìm kiếm, Research = Nghiên cứu (re- cũng có nghĩa là lặp lại). Thực ra việc nghiên cứu nói hoa mỹ chứ là tìm kiếm nhiều lần nhiều nơi ấy.
b. Cơ hội này có khả năng giúp mình vươn lên đến mức nào?
Càng rõ ràng, càng hiểu nhiều về một cơ hội, bạn có thể nhận định được phần nào khả năng tuyệt vời của nó.
Cơ hội nhiều vô kể, nhưng cơ hội giúp mình đạt được ước mơ và mong muốn thì mình phải lựa chọn. Lựa chọn xong thì phải tiếp nhận và biến nó thành hiện thực. Điều này là hiển nhiên, nhưng ít người chịu làm.
Để trở thành một bác sĩ đa khoa, có những con đường khác nhau. Con đường đơn giản là học hành thật tốt và thi đậu vào một trường Đại học Y khoa.
- Cơ hội thứ nhất: Từ những năm trung học cơ sở, học tập thật tốt để thi đậu vào trường Phổ thông trung học đứng đầu Tỉnh. Nơi có những thầy cô, bạn bè, và sách vở giỏi và hay.
- Cơ hội thứ hai: Vào học một trường phổ thông bình thường, bạn bè thầy cô đều tập trung vào thi lấy điểm dưới 20. Em có cơ hội vào học một ngành có điểm số tầm trung.
- Cơ hội thứ ba: Vào học một trường phổ thông không thi tuyển nhằm lấy đủ số lượng giảng dạy. Nơi này, thầy cô bạn bè và cả gia đình chỉ hi vọng có thể vượt qua kì thi tốt nghiệp. Em có cơ hội hoàn thành chương trình phổ thông trung học.
Mỗi con đường đều có những điểm giá trị khác nhau, đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng cũng khác nhau. Em thấy rõ ràng 3 trường hợp ở trên chứ. Anh không nói cơ hội nào tốt hơn, anh chỉ biết những cố gắng và nỗ lực sẽ nhẹ nhàng hơn ở cơ hội thứ nhất và khó khăn hơn rất nhiều ở cơ hội thứ ba.
Khó khăn ở việc phải cải thiện kĩ năng và kiến thức của mình để đủ trình độ mà vượt qua kì thi đại học y khoa. Môi trường học tập khác nhau đem lại sự cạnh tranh và nỗ lực khác nhau.
Với cơ hội thứ ba, em phải tiếp thu và học hỏi kiến thức bên ngoài rất nhiều. Trong khi đó, em vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ ở trường, ít nhất là vừa đủ để không bị phạt hay trách mắng. Ngoài ra, em còn phải đấu tranh tâm lý, bị dè bỉu, nói xấu khi mọi người biết đến ước mơ và khao khát của em.
Nếu có định hướng trước, nghĩa là xác định được mục tiêu của mình thì, ba cơ hội đó em sẽ có thể lựa chọn. Nhưng ở thời điểm đấy, rât ít học sinh hiểu được tầm quan trọng của nó. May mắn là bản thân được gia đình nuôi dạy tốt.
Vậy thì sao? Lúc trước định hướng chưa được, thì cơ hội tiếp theo là xác định hướng đi của mình trong lúc học Phổ thông. Nếu mất phương hướng ở lần này, một cơ hội khác mở ra nhưng nó lại đòi hỏi nỗ lực và cố gắng nhiều hơn nữa.
Nó thể hiện tầm nhìn, nhìn xa hơn thì con đường em đi sẽ có nhiều sự lựa chọn, và mình có thể chọn con đường nhẹ nhàng để bước đi. Tầm nhìn gần hơn, sự lựa chọn của em sẽ ít hơn nhiều.
Thực ra, con đường nào nó cũng khó đi cả, đều ẩn chứa những cam go và những ngọt ngào của thành công. Nhưng em nên hiểu một chuyện. Tài nguyên là có hạn, và dân số thì đang tăng. Không có cách nào khác, em phải giỏi hơn nữa mới có tài nguyên tốt mà bước trên một con đường mình thích và sống một cuộc sống mình mơ ước.
c. Mình chấp nhận trả giá cái gì cho điều này?
Không có việc nào không làm mà được hưởng cả. Nếu có, bạn đang sử dụng năng lượng dự trữ của tài chính, của tình cảm, của sức khỏe và hạnh phúc của bản thân mình đấy. Rồi một ngày nào đó, cạn kiệt là điều hiển nhiên. Ngày đó, thật đáng sợ!
Mình học được từ một người giỏi:
Nếu bạn quan tâm khóa học của anh Lê Thanh tại KTcity:
- Khóa học Crypto 101 – Từng bước để hiểu và đầu tư đúng đắn trong thị trường tiền điện tử
- Khóa học DeFi 101 – Nắm bắt trend Crypto 2020-2021 để nhân tài khoản nhiều lần
4. Tóm lại
Khi dòng tiền đổ vào túi bạn (nghĩa là thu nhập của bạn đang tăng), cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu hơn.
Khi bạn quản lý hay giữ tiền tốt, cuộc sống bạn sẽ ổn định hơn.
Khi bạn xài tiền tốt, cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc hơn.

Tôi Muốn Giàu Và Cái Giá Của Thành Công – Tài Chính
Khi quá trình này tuần hoàn, quả cầu tài chính sẽ xoay đều và lớn dần. Việc của bạn là ổn định nó và hưởng thụ cuộc sống phù hợp với độ lớn của quả cầu này.
- IN > OUT
- OUT có mục đích rõ ràng. OUT để tăng IN thì tốc độ tăng trưởng sẽ càng nhanh.
- PROCESS: hưởng thụ cuộc sống, làm trọn nghĩa vụ trách nhiệm.