Thế Giới Huyền Bí (Phần 2) – Anh Cả Bitcoin

Qua Thế Giới Huyền Bí (Phần 1), bạn đã hiểu sơ lược về Crypto hay tiền mã hóa. Hôm nay mình chia sẽ thêm một chút kiến thức về Bitcoin, được xem là anh cả trong các loại đồng mã hóa.
  • Phiên bản: Raw – Còn cập nhật
  • Kiến thức: Bitcoin, công nghệ, bảo mật
  • Nhận định: Nên đọc.

Thế Giới Huyền Bí (Phần 2) – Anh Cả Bitcoin

Thế Giới Huyền Bí (Phần 2) - Anh Cả Bitcoin

Thế Giới Huyền Bí (Phần 2) – Anh Cả Bitcoin

Bạn có thắc mắc tại sao nhiều trang báo, hay những người xung quanh cứ bảo nhau về việc đầu tư vào Bitcoin? Nó có giá trị gì mà tại thời điểm này lại có giá khoảng 11 417 USD?
Chúng ta cùng tìm hiểu nào!
Khi bạn đọc những dòng này, bạn đang tiếp xúc với những cơ hội tuyệt vời. Có thể nó tốt, cũng có thể xấu, hãy biết chọn lọc. Hãy hỏi những điều mà bạn chưa biết hoặc những lỗi trong bài viết mà bạn thấy. Không phải là câu trả lời tốt nhất, nhưng là sự tận tâm nhất của mình, mình khẳng định đấy. – Kai.

1. Bitcoin là gì?

Bitcoin (ký hiệu là BTC) là đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra, nó còn được gọi là tiền điện tử, tiền tệ kỹ thuật số, tiền ảo, tiền số… Và như bạn đã biết từ Bitcoin Và Crypto – Thế Giới Huyền Bí (Phần 1), tiền mã hóa hay cryptocurrency mới là tên gọi gần với nó nhất.

Như trong Thế Giới Huyền Bí (Phần 1) đã giới thiệu, Bitcoin xây dựng trên nền tảng Blockchain (Mật mã học, Mạng ngang hàng và Các giao thức). Ngoài việc góp phần tạo nên sự phi tập trung, mạng ngang hàng (peer-to-peer) còn áp dụng cho tất cả các giao dịch. Quá trình này sẽ loại bỏ khâu trung gian.

Khi đó, người gửi và người nhận sẽ thực hiện trực tiếp giao dịch với nhau. Và tất nhiên, hàng loạt các khoản phí trung gian sẽ biết mất. Chi phí giao dịch lúc này có thể xem là rất rẻ.

Ví dụ:

  • Mô hình bình thường: Nhà sản xuất => Đại lý khu vực => Đại lý tỉnh => Tạp hóa => Người dùng
    Số tiền trung gian là nhiều và mỗi người một ít.
  • Mô hình thường thấy của Armway (Mình chỉ nói về mô hình thôi): Nhà sản xuất => Đại lý => Người dùng
    Số tiền trung gian là nhiều và một người hưởng.
  • Mô hình giao dịch tại nơi sản xuất: Nhà sản xuất => Người dùng
    Không có trung gian, khoảng phí giảm khá nhiều.

Thông tin cơ bản của Bitcoin: 

  • Tổng nguồn cung tối đa : 21.000.000 BTC.
  • Trang chủ: https://bitcoin.org/
  • Source code: https://github.com/bitcoin/
  • White Paper: https://bitcoin.org/bitcoin.pdf

2. Tác giả của Bitcoin là ai?

Bitcoin được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto vào đầu năm 2009. Thật sự có một bí ẩn, đây chỉ là bút danh và không ai biết rõ Satoshi Nakamoto là nam hay nữ, là một cá nhân hay một tổ chức. Danh tính của ông (xem như là một người đàn ông trung niên cho dễ tưởng tượng nà) là điều bí mật.

Và nền tảng tạo nên bitcoin – blockchain cũng được ông tạo ra và hoàn thiện trong năm trước đó. Cái tên Satoshi cũng được sử dụng cho đơn vị tiền mã hóa bitcoin. 1 Satoshi bằng 1 phần 100 triệu của Bitcoin, tức là 1 Satoshi = 0.00000001 BTC.

3. Sự khác biệt của BTC

1. Bitcoin hoàn toàn phi tập trung

Tiền pháp định hiện nay được chi phối bởi Chính phủ và Ngân hàng. Việc giao dịch sẽ phụ thuộc vào ngân hàng cùng các loại phí khác nhau và thời gian sẽ kéo dài nhiều ngày, thậm chí cả tuần.

Tốc độ giao dịch của BTC có thể nói là chậm với dân công nghệ và các trader (giống kiểu người mua đi bán lại ở chợ) và cũng có thể nói là nhanh so với dịch vụ ngân hàng. Nó dao động từ 10 phút đến khoảng 3 ngày, tùy mật độ giao dịch.

Giao dịch BTC được sự đồng thuận và hợp tác của những người tham gia, không bị kiểm soát và chi phối bởi cơ quan quyền lực nào. Nó là một mạng lưới phi tập trung. Và  bạn muốn biết nhiều hơn về công nghệ bên trong thì phải tìm hiểu sâu hơn nữa.

2. Bitcoin không thể tạo ra mà chỉ có thể khai thác (mọi người gọi là “đào” Bitcoin).

Người ta ví BTC như vàng 2.0, và họ sử dụng thuật ngữ “đào” để diễn tả cách có được hay cách sản xuất ra BTC. Thật sự, mục đích ra đời của BTC chính là hạn chế lạm phát. Nó có mục đích tương đối giống vàng.

Từ “đào” dùng để diễn tả quá trình các công nhân duy trì mạng lưới bitcoin (Tất nhiên là dùng hệ thống máy tính kết nối Internet rồi, nó là công nghệ mà). Khi hoàn thành một quy trình, họ nhận được một phần thưởng từ hệ thống, đó là số lượng BTC. Và thời điểm này

Để đảm bảo việc này, công nghệ bảo mật giúp hệ thống rất nhiều.

3. Không thể làm giả

Mọi giao dịch trên thế giới được ghi nhận công khai và không thể chỉnh sửa. Các giao dịch này được những người duy trì mạng lưới cùng thông qua thì giao dịch mới được thực hiện.

Nói chung, để làm giả hay hack hệ thống thì cần cùng lúc hack toàn mạng lưới. Chi phí hack chắc tốn nhiều tiền hơn cả mua BTC.

4. Phí giao dịch rất thấp

Như trên, giai đoạn trung gian đã được lược bỏ bớt nên chi phí giao dịch thấp rất nhiều. Nếu giao dịch trên sàn giao dịch có thể mất trung bình khoảng 0.2% và phí rút tiền khỏi sàn giao dịch khoảng 0.0005BTC

5. Tính bảo mật rất cao

Muốn hack phải hack toàn bộ mạng lưới trong cùng một thời điểm. Chuyện này cực kì khó xảy ra.

6. Không có tính đảo ngược: Không thể lấy lại tiền khi giao dịch đã xảy ra

Giao dịch chỉ thực hiện một chiều, và không thể phục hồi hay hoàn lại. Vì không ai có thể chỉnh sửa hay xóa dữ liệu đã ghi vào trong BTC.

Điều này làm cho việc lừa đảo khó khăn hơn. Tuy nhiên, nó cần tính kĩ lưỡng của bạn. Sai một thông tin khi gửi và nhận BTC, bạn sẽ mất đi số lượng BTC giao dịch và không lấy lại được.

Hai loại cộng nghệ mới: Công nghệ Blockchain và Công nghệ sổ cái phân tán tạo ra sự ưu việt này.

Tạm Kết

Còn nhiều kiến thức hơn nữa về Bitcoin, mình sẽ cập nhật tiếp trong bài này.

#Kai
#OnlyOneTheLife

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận